MỤC LỤC BÀI VIẾT
NGUỒN GỐC TẾT ĐOAN NGỌ
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày Tết Đoan Ngọ ( 端午节 /duānwǔ jié/ ) ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn “dương” là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
TẾT ĐOAN NGỌ NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC ĂN GÌ VÀ LÀM GÌ?
1. Ăn bánh chưng

Trong quan niệm của người Trung Quốc, bánh chưng là món ăn do tổ tiên truyền lại và chúng có lưu lại phúc khí của tổ tiên nên khi ăn sẽ được tổ tiên che chở, có thể yên tâm trải qua một năm đầy may mắn. Vì thế vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch , người Trung Quốc sẽ ăn bánh chưng.
2. Buộc dây ngũ sắc

Vào mỗi buổi sáng của ngày tết Đoan Ngọ, việc đầu tiên mà những người lớn thường làm sau khi thức dậy là buộc sợi dây ngũ sắc vào cổ tay hoặc cổ chân của trẻ. Và khi cơn mưa đầu tiên sau tết Đoan Ngọ xuất hiện, sợi dây sẽ được tháo ra và vứt đi với mong muốn mưa sẽ mang đi mọi bệnh tật và xui xẻo.
3. Treo cây ngải cứu

Người Trung Quốc còn có phong tục buộc cây ngải cứu bằng dây đỏ hoặc dây ngũ sắc và treo lên cửa nhà hoặc dưới mái hiên để xua đuổi các loài có hại.
4. Đua thuyền rồng

Hàng năm, cứ đến Tết Đoan Ngọ là người dân Trung Quốc lại tổ chức lễ hội Thuyền Rồng trên khắp đất nước. Đây là một lễ hội truyền thống rất có ý nghĩa ở Trung Quốc. Lễ hội thuyền Rồng là ngày người dân Trung Quốc cầu bình an trong cuộc sống và mong tránh xa bệnh dịch.
Bài viết liên quan