Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với nền văn hóa và hệ thống chữ viết đa dạng. Khi mới bắt đầu tìm hiểu về tiếng Trung nhiều người sẽ phân vân và không biết nên chọn học tiếng Trung phồn thể hay giản thể. Vậy hãy cùng Tiếng Trung Thảo An tìm hiểu qua bài viết này nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. SƠ LƯỢC VỀ TIẾNG TRUNG PHỒN THỂ VÀ TIẾNG TRUNG GIẢN THỂ
– 繁体字 /Fántǐ zì/ chữ phồn thể và 简体字 /Jiǎntǐ zì/ chữ giản thể là hai bộ chữ đã được công nhận tại Trung Quốc. Tiếng Trung giản thể là loại chữ được giản lược từ chữ phồn thể.
Để biết được tiếng Trung phồn thể hay giản thể phổ biến hơn thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin chung về hai bộ chữ này nhé!
1.1 Tiếng Trung phồn thể là gì?
– Tiếng Trung phồn thể (繁體漢字 – Phồn thể Hán tự) hay còn có tên gọi là chữ Hán chính thể, là bộ chữ Hán tiêu chuẩn đầu tiên của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể xuất hiện lần đầu tiên cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 5 trong thời kỳ Nam Bắc Triều. Ngày nay, tiếng Trung phồn thể vẫn được sử dụng chính thức tại một số khu vực như Đài Loan, Hồng Kông, Macao,…

1.2 Tiếng Trung giản thể là gì?
– Tiếng Trung giản thể (简体汉字 – Giản thể Hán tự) là bộ chữ Hán được chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tạo ra sau khi thành lập đất nước. Bộ chữ Hán này được tạo ra nhằm thay thế chữ Hán phồn thể trong văn viết tiếng Trung. Vào năm 1995, Trung Quốc đã đơn giản hóa chữ hán phồn thể dựa theo “Phương án giản hóa chữ Hán”.

Năm 1964, tổng bảng chữ hán được công bố với hơn 2000 chữ Hán giản thể. Hiện nay, bảng chữ Hán giản thể mới nhất gồm có khoảng 2500 chữ. Tiếng Trung phồn thể đã được cộng đồng người Hoa ở Singapore chấp nhận. Kể từ năm 1976, Singapore đã sử dụng tất cả bộ chữ Hán giản thể của Trung Quốc.
2. SỰ KHÁC NHAU GIỮA TIẾNG TRUNG PHỒN THỂ VÀ TIẾNG TRUNG GIẢN THỂ
2.1 Tiếng Trung phồn thể
- Phạm vi sử dụng: Được sử dụng rộng rãi tại Đài Loan, Hồng Kông, Macao,
- Ký tự: Là kiểu chữ truyền thống nên ký tự chữ phồn thể thường phức tạp, có nhiều nét và ý nghĩa tượng hình sâu sắc.
- Số nét: Mỗi từ có một ký tự riêng biệt.
Ví dụ: 開 → 开 /kāi/ mở
2.2 Tiếng Trung giản thể
- Phạm vi sử dụng: Được sử dụng chính thức tại Trung Quốc đại lục, singapore và cộng đồng người Hoa tại Malaysia.
- Ký tự: Là kiểu chữ hiện đại đã được giản lược các nét từ chữ Hán phồn thể sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Số nét: Chữ Hán giản thể sử dụng ít ký tự hơn, thường sử dụng một ký tự duy nhất để đại diện cho các từ có nghĩa khác nhau nhưng cách phát âm lại không giống nhau.
Ví dụ: 学 /xué/ → 學
3. NÊN HỌC TIẾNG TRUNG PHỒN THỂ HAY TIẾNG TRUNG GIẢN THỂ
“Nên học tiếng Trung phồn thể hay tiếng Trung giản thể” là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Chúng ta hãy cùng xét qua một vài phương diện để có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này nhé.
3.1 Thời gian học
– Với những bạn học tiếng Trung với mục đích thi HSK trong vòng 9 tháng, 1 năm hay thậm chí là 2 năm thường sẽ lựa chọn học tiếng Trung giản thể.
Bởi vì đề thi chứng chỉ HSK hiện nay là tiếng Trung giản thể.
Đối với những bạn yêu thích nghiên cứu ngôn ngữ và không quy định cụ thể về thời gian học tiếng Trung thì có thể lựa chọn học tiếng Trung phồn thể. Thời gian học tiếng Trung phồn thể thường sẽ lâu hơn học chữ giản thể.
Thông thường, để sử dụng thành thạo một ngôn ngữ thường mất khoảng 3 – 5 năm. Tiếng Trung là ngôn ngữ được xếp vào nhóm ngôn ngữ khó nhất thế giới nên sẽ mất khoảng 2200 giờ để học và chinh phục được.
3.2Những khó khăn trong quá trình học
– Chữ viết của tiếng Trung phồn thể phức tạp hơn chữ viết của tiếng Trung giản thể rất nhiều vì vậy mà khi mới đầu học nhiều người sẽ cảm thấy chán nản vì không nhớ được mặt chữ, không nhớ được hết các nét chữ. Bên canh đó, tiếng Trung giản thể còn bị giới hạn khi bạn đánh văn bản do chữ phồn thể quá phức tạp.
3.3 Khả năng ứng dụng của tiếng Trung phồn thể và tiếng Trung giản thể
– Nếu bạn đang phân vân không biết nên học tiếng Trung phồn thể hay tiếng Trung giản thể thì bạn hãy xem mục đích học tiếng Trung của mình là gì hoặc là nơi bạn sẽ sử dụng nó. Hiện nay hầu hết các tài liệu trực tuyến đều được viết bằng tiếng Trung giản thể. Ngay cả các nguồn tư liệu nghiên cứu kỹ thuật, khoa học máy tính cũng chủ yếu được viết bằng tiếng Trung giản thể. Hơn nữa khi học tiếng Trung giản thể bạn có thể thi chứng chỉ HSK để xin học bổng du học ở Trung Quốc, hoặc xin vào làm trong các công ty có vị trí thích hợp với bạn nhưng có yêu cầu về chứng chỉ HSK.
Trong khi đó, tiếng Trung phồn thể lại được sử dụng chủ yếu cho các tài liệu cổ điển như tranh ảnh, thơ ca và các tác phẩm nghệ thuật như thư pháp, tranh vẽ,…
Sau những phân tích trên, chúng ta đã có thể trả lời cho câu hỏi nên học tiếng Trung phồn thể hay giản thể. Đối với người Việt hay các quốc gia trên thế giới chủ yếu học chữ Hán giản thể để phục vụ cho công việc, học tập,… còn chữ phồn thể thì không quá được ưa chuộng.
4. PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐỒNG THỜI TIẾNG TRUNG GIẢN THỂ VÀ TIẾNG TRUNG PHỔN THỂ
4.1 Học phát âm
– Phát âm như một bài học vỡ lòng của ngoại ngữ. Vì vậy khi mới bắt đầu học tiếng Trung phồn thể hay tiếng Trung giản thể chúng ta cần phải học phát âm đầu tiên. Học phát âm hiệu quả là cần có sự chuẩn chỉnh ngay từ đầu. Đặc biệt, cách phát âm tiếng Trung phồn thể chủ yếu sử dụng âm vòm họng nên bạn cần luyện tập thêm kỹ năng tập nín thở trước khi phát âm nếu muốn học bộ chữ này. Ngoài ra vào những lúc rảnh rỗi bạn có thể luyện tập qua các app tiếng Trung trên điện thoại thông minh như Hello Chinese, Super Chinese, Duolinggo,…

4.2 Học viết chữ Hán
– Tiếng Trung phồn thể hay giản thể mặc dù có những điểm khác nhau về nét chữ nhưng cách viết đều phải tuân thủ theo quy tắc chung. Chữ Hán giản thể thường đã được lược bớt các nét của chữ phồn thể. Với quá trình học viết chữ Trung Quốc, bạn chỉ cần học tốt cách viết các nét cơ bản trong tiếng Trung là được.
Một chữ Hán có cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau nên bạn cần phải học theo nguyên tắc: bộ nằm bên trái sẽ được viết thu nhỏ lại hoặc biến đổi các nét để nhường vị trí cho bộ bên phải.
4.3 Học bộ thủ tiếng Trung
– Tiếng Trung có 214 bộ thủ vì vậy cho dù bạn học tiếng Trung phồn thể hay tiếng Trung giản thể bạn đều phải nắm vững các bộ thủ vì nó giúp ích cho bạn trong việc ghi nhớ mặt chữ. Đối với tiếng Trung phồn thể, bạn hãy cố gắng học hết 214 bộ thủ tiếng Hán để có thể nắm chắc được 1500 từ vựng tiếng Trung cơ bản. Còn đối với người học tiếng Trung giản thể thì chỉ cần nắm khoảng 50 – 70 bộ thủ thông dụng là được.
Vậy là Tiếng Trung Thảo An đã giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề “nên học tiếng Trung phồn thể hay tiếng Trung giản thể”. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan trong việc lựa chọn học giữa tiếng Trung phồn thể và tiếng Trung giản thể.