Động từ là một chủ điểm ngữ pháp rất quan trọng trong tiếng Trung. Vậy động từ trong tiếng Trung là gì, hãy cùng Tiếng Trung Thảo An tìm hiểu qua bài viết này nhé!
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Động từ trong tiếng Trung là gì?
Khái niệm
– Động từ là những từ chỉ động tác, hành vi, hoạt động tâm lý hoặc biểu thị sự tồn tại, thay đổi, biến mất,…v.v.
Ví dụ: 跳 /tiào/ nhảy、尝 /cháng/ nếm
2. Phân loại động từ
Động từ chia là 7 loại chính
2.1 Động từ chỉ động tác, hành vi
Ví dụ:
(1) 你喝咖啡吗? /Nǐ hē kāfēi ma?/ Cậu có uống cà phê không?
(2) 姐姐送我到学校。/Jiějiě sòng wǒ dào xuéxiào./ Chị gái đưa tôi đến trường.
2.2 Động từ chỉ hoạt động tâm lý
Ví dụ:
(1) 小明喜欢吃榴莲。 /Xiǎomíng xǐhuān chī liúlián./ Tiểu Minh thích ăn sầu riêng.
(2) 小王不喜欢看电影。/Xiǎo wáng bù xǐhuān kàn diànyǐng./ Tiểu Vương không thích xem phim.
2.3 Động từ chỉ sự tồn tại, thay đổi, biến mất
Ví dụ:
(1) 他在读书。/Tā zài dúshū./ Anh ấy đang đọc sách.
(2) 我的书什么突然不见了?/Wǒ de shū shénme túrán bùjiànle?/ Tại sao cuốn sách của tôi đột nhiên không thấy đâu nữa?
2.4 Động từ phán đoán: 是-shì
Động từ phán đoán “是 – shì” khi dùng giữa chủ ngữ và tân ngữ, có rất nhiều cách dùng.
Biểu thị nghĩa ngang bằng hoặc thuộc về cái gì.
Ví dụ:
(1) 罗盘是中国四大发明之一。/Luópán shì zhōngguó sì dà fāmíng zhī yī./ La bàn là một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc.
Biểu thị sự tồn tại của sự vật.
Ví dụ:
(1) 书包里有一张纸。/Shūbāo lǐ yǒuyī zhāng zhǐ./ Trong cặp có một tờ giấy.
Biểu thị quan hệ giữa các sự vật với nhau.
Ví dụ:
(1) 小兰的生日是3月15号。/Xiǎo lán de shēngrì shì 3 yuè 15 hào./ Sinh nhật của Tiểu Lan là ngày 15 tháng 3.
* Biểu thị đặc trưng của sự vật.
Ví dụ:
(1) 这种花是玫瑰花。/Zhè zhònghuā shì méiguī huā./ Loài hoa này là hoa hồng.
* Chú ý: Động từ phán đoán “是” có thể dùng trong kết cấu đối lập “a 是a, b是 b” để biểu thị giữa a và b có sự khác biệt.
2.5 Động từ năng nguyện
– Động từ năng nguyện còn gọi là trợ động từ, dùng để biểu thị các ý nghĩa như khả năng, bắt buộc, đánh giá,…
+ Biểu thị khả năng
Ví dụ:
(1) 我能进去吗?/Wǒ néng jìnqù ma?/ Tôi có thể vào không?
+ Biểu thị nguyện vọng
Ví dụ:
(1) 我想去北京旅行。/Wǒ xiǎng qù běijīng lǚxíng?/ Tôi muốn đi du lịch Bắc Kinh.
+ Biểu thị sự cần thiết
Ví dụ:
(1) 这么好的衣服,两百块很值得。/Zhème hǎo de yīfu, liǎng bǎi kuài hěn zhídé./ Quần áo đẹp như thế này, 200 tệ rất đáng giá.
* Chú ý: Động từ năng nguyện chủ yếu đứng trước động từ hoặc tính từ làm trạng ngữ.
2.6 Động từ xu hướng
– Động từ xu hướng là động từ biểu thị xu hướng của hành vi động tác.
– Động từ xu hướng vừa có thể độc lập làm vị ngữ hoặc đứng sau động từ, tính từ biểu thị xu hướng của động tác.
Ví dụ:
(1) 他的病已经好起来了。/Tā de bìng yǐjīng hǎo qǐláile./ Bệnh của anh đã tốt lên rồi.
2.7 Động từ li hợp
– Được dùng để biểu đạt một khái niệm hoàn chỉnh, có thể tách động từ và thêm thành phần khác vào giữa.
Ví dụ:
(1) 请两天假/qǐng liǎng tiān jiǎ/、结了婚/jiéle hūn/
3. Cách sử dụng động từ trong tiếng Trung
– Thường làm vị ngữ hoặc vị ngữ trung tâm, phần lớn mang được tân ngữ
Ví dụ:
(1) 我喜欢打篮球。/Wǒ xǐhuān dǎ lánqiú./ Tôi thích chơi bóng rổ.
(2) 她说汉语说得很流利。/Tā shuō hànyǔ shuō dé hěn liúlì./ Cô ấy nói tiếng Trung rất lưu loát.
Động từ có thể làm chủ ngữ.
Ví dụ:
(1) 学习需要努力。/Xuéxí xūyào nǔlì./ Học tập cần phải nỗ lực.
(2) 爱需要勇气。/Ài xūyào yǒngqì./ Yêu cần phải có dũng khí.
Động từ có thể chịu sự tu sức của phó từ “不”.
Ví dụ:
(1) 他不喜欢听音乐。/Tā bù xǐhuān tīng yīnyuè./ Anh ấy không thích nghe nhạc.
(2) 今天上班不讨论这个问题。/Jīntiān shàngbān bù tǎolùn zhège wèntí./ Hôm nay đi làm không thảo luận vấn đề này.
Phần lớn động từ có thể đi kèm với “了、着、过” biểu thị động thái.
Ví dụ:
(1) 我看过这部电影了。/Wǒ kànguò zhè bù diànyǐngle./ Tôi xem bộ phim này rồi.
(2) 我做完作业了。/Wǒ zuò wán zuòyèle./ Tôi làm xong bài tập về nhà rồi.
Một số động từ chỉ hành động, hành vi có thể sử dụng ở hình thức láy.
Ví dụ:
(1) 你把这件衣服试试看。/Nǐ bǎ zhè jiàn yīfú shì shìkàn./ Cậu thử bộ quần áo này xem.
(2) 这道菜好吃,你尝尝。/Zhè dào cài hào chī, nǐ cháng cháng./ Món này ngon, cậu ăn thử xem.
Vậy là Tiếng Trung Thảo An đã chia sẻ cho bạn toàn bộ kiến thức về “động từ trong tiếng Trung”. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích.