ĐỘNG TỪ NĂNG NGUYỆN TRONG TIẾNG TRUNG

Động từ năng nguyện trong tiếng Trung là một điểm ngữ pháp rất quan trọng trong tiếng Trung mà bất cứ ai cũng cần phải nắm vững cách sử dụng. Hãy cùng Tiếng Trung Thảo An tìm hiểu về “Động từ năng nguyện trong tiếng Trung” trong bài viết này nhé.

1. ĐỘNG TỪ NĂNG NGUYỆN TRONG TIẾNG TRUNG LÀ GÌ?

Khái niệm động từ năng nguyện là gì?

– Động từ năng nguyện hay còn gọi là trợ động từ, thường đứng trước động từ, tính từ để làm trạng ngữ, biểu thị tính tất yếu của khả năng khách quan và ý nguyện chủ quan của con người, có tác dụng để bình luận. Hoặc nói cách là dùng để biểu đạt năng lực, yêu cầu, nguyện vọng và năng lực.

Các loại động từ năng nguyện:

– Biểu thị khả năng: 能, 能够, 会, 可, 可能, 可以, 得以,…

– Biểu thị nguyện vọng: 愿意, 乐意, 情愿, 肯, 要, 愿, 想要, 要想, 敢, 敢于, 乐于,…

– Biểu thị tính tất yếu: 应, 应该, 应当, 必须, 得 [děi], 该, 当, 须得, 犯得着, 犯不着, 理当,…

– Biểu thị ước chừng, phán đoán: 值得, 便于, 难于, 难以, 易于,…

2. CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA NĂNG NGUYỆN ĐỘNG TỪ

2.1 Bổ sung nghĩa cho động từ và hình dung từ

Khẳng định: ĐTNN + Động từ/ tính từ
Ví dụ:
* 我会中文。/Wǒ huì zhōngwén./ Tôi biết tiếng Trung.

Phủ định: 不 + ĐTNN + Động từ/ tính từ
Ví dụ:
* 我不想学习。/Wǒ bùxiǎng xuéxí./ Tôi không muốn học.
– Nghi vấn chính phản: Hình thức câu hỏi là đặt song song thể khẳng định và phủ định của ĐTNN, chứ không phải của động từ. ĐTNN không được trùng điệp, cuối câu không được thêm 了. Với công thức như sau:
ĐTNN + 不 + ĐTNN + Động từ/ tính từ?
Ví dụ:
(1) 你想不想嫁给我?/Nǐ xiǎng bùxiǎng jià gěi wǒ?/ Em có muốn lấy anh không?
(2) 能不能帮我个忙?/Néng bùnéng bāng wǒ gè máng?/ Giúp tôi cái này được không?

2.2 Dùng độc lập khi trả lời câu hỏi
Ví dụ:
A: 你会英语吗?/Nǐ huì yīngyǔ ma?/ Cậu biết tiếng Anh không?
B: 会。/Huì./ Biết

2.3 着、了、过 không thể theo sau động từ năng nguyện
Ví dụ:
* 你应该睡了觉了。/Nǐ yīnggāi shuìle jiào le./ Bạn nên đi ngủ đi.
Khổng thể dùng: 你应该了睡觉了。

2.4 Động từ năng nguyện không thể trùng điệp
Ví dụ:
* 你可以看看。/Nǐ kěyǐ kàn kàn./ Cậu có thể xem qua.
Không thể dùng: 你可以可以看看。

3. CÁCH DÙNG CỦA MỘT SỐ ĐỘNG TỪ NĂNG NGUYỆN

Cách dùng và các ví dụ cụ thể

3.1 能 / 能够
– Biểu thị xét về mặt chủ quan có một khả năng nào đó.
– Biểu thị có đủ một điều kiện khách quan nào đó.
– Biểu thị ý xét về tình về lý thì có thể chấp nhận, dùng trong câu nghi vấn và câu phủ định.
– Ý “cho phép”, thường không dùng trong câu khẳng định.
– Biểu thị ý dự tính, phỏng đoán.
– Biểu thị giỏi về một việc gì đó.
Ví dụ:
(1) 我能跳舞。/Wǒ néng tiàowǔ./ Tôi có thể nhảy.
(2) 我不能做饭。/Wǒ bùnéng zuò fàn./ Tôi không thể nấu cơm.

3.2 可以
– Biểu thị xét về mặt chủ quan có một khả năng nào đó.
– Có đủ một điều kiện khách quan nào đó.
– Với 2 ngữ nghĩa trên trong câu trần thuật, dạng phủ định dùng “不能”.
– Xét về tình về lý thì có thể chấp nhận. Trong câu trần thuật, dạng phủ định dùng “不能”. Khi trả lời độc lập dùng “不行, 不成”.
– Ý “cho phép”. Trong câu trần thuật dạng phủ định thường dùng “不可以” hoặc “不能”. Khi trả lời độc lập dùng “不行, 不成”.
– Thể hiện ý “đáng để làm gì đấy”, dạng phủ định dùng “不值(得)”.
Ví dụ:
(1) 可不可以跟你在一起?/Kěbù kěyǐ gēn nǐ zài yīqǐ./ Tôi có thể ở bên cậu không?
(2) 你可以帮我把这本书给小明吗?/Nǐ kěyǐ bāng wǒ bǎ zhè běn shū gěi xiǎomíng ma?/ Cậu giúp tôi đưa quyển sách này cho Tiểu Minh được không?

3.3 必须

– Biểu thị tính tất yếu.

– Biểu thị ý muốn, sự cần thiết.
Ví dụ:
我必须回家一趟。/Wǒ bìxū huí jiā yì tàng./ Tôi bắt buộc phải về nhà một chuyến.

3.4 会

– Biết thông qua học tập và rèn luyện.

– Biểu thị có sở trường, giỏi về việc gì đó.

– Biểu thị có thể thực hiện hoặc đã thực hiện được.
Ví dụ:
(1) 他会唱歌。/Tā huì chànggē./ Anh ấy biết hát.
(2) 我会跳舞。/Wǒ huì tiàowǔ./ Tôi biết nhảy.

3.5 要

– Biểu thị ý muốn, sự cần thiết

– Biểu thị sự việc sắp xảy ra: 要……了
Ví dụ:
(1) 我要买一件羽绒服。/Wǒ yào mǎi yī jiàn yǔróngfú./ Tôi muốn mua một cái áo khoác lông vũ.
(2) 我要一杯咖啡。/Wǒ yào yībēi kāfēi./ Cho tôi một ly cà phê.

3.6 想

– Biểu thị ý muốn, thông thường chỉ là nguyện vọng của người nói, sự đáp ứng hay không sẽ do đối phương quyết định.
Ví dụ:
(1) 我想买一件裙子。 /Wǒ xiǎng mǎi yī jiàn qúnzi./ Tôi muốn mua một cái váy.
Phủ định dùng “不想”
(2) 我不想跟她说话。/Wǒ bùxiǎng gēn tā shuōhuà./ Tôi không muốn nói chuyện với anh ấy.

Vậy là Tiếng trung Thảo An đã chia sẻ cho bạn về “cấu trúc và cách dùng của động từ năng nguyện”. Hi vọng bài biết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích.