CÂU LIÊN ĐỘNG TRONG TIẾNG TRUNG

CÂU LIÊN ĐỘNG LÀ GÌ ?

Câu có vị ngữ do 2 động từ trở lên, hay cụm động từ tạo thành được gọi là câu liên động. Câu liên động biểu thị mục đích và cách thức của động tác, hành vi.

Ví dụ:

  • 北京学习中文。
    /Wǒ lái Běijīng xuéxí Zhōngwén./
    Tôi đến Bắc Kinh học tiếng Trung.

=> Ở đây 2 động từ là: đếnhọc

Cấu trúc câu liên động:

S + Động từ 1 + (O1) + Động từ 2 + (O2).

CÂU LIÊN ĐỘNG DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ? (CHỨC NĂNG CỦA CÂU LIÊN ĐỘNG).

1. Biểu thị mục đích của động tác, hành vi

去/来 [qù/lái] + nơi chốn + làm việc

Ví dụ:

  • 明天她超市书。
    /Míngtiān tā chāoshì mǎishū./
    Ngày mai cô ấy đi siêu thị mua sách.
  • 中国学习汉语。
    /Tā lái zhōngguó xuéxí hànyǔ./
    Anh ta đến Trung Quốc học tập.

2. Câu liên động biểu thị “làm như thế nào”

Ví dụ:

  • 我们飞机台湾。
    /Wǒmen zuò fēijī qù táiwān./
    Chúng tôi ngồi máy bay đi Đài Loan.

3. Biểu thị động tác xảy ra lần lượt, liên tiếp nhau

Động tác thứ hai xảy ra sau khi kết thúc động tác thứ nhất. 

S + V1 + 了/过 + (O1) + 就/才/再 + V2 + (O2).

Ví dụ: 

  • 他吃过饭就出去了。
  • /Tā chīguò fàn jiù chūqùle./
    Anh ấy ăn cơm xong rồi đi ra ngoài ngay. 
  • 我下了课就去超市。
    /Wǒ xiàle kè jiù qù chāoshì./
    Tôi tan học liền đến siêu thị.

4. Động từ thứ nhất là động từ 有

Động từ 1 là 有 khi đó động từ sau sẽ phải nói rõ cách thức xử lý động từ 有. Tân ngữ của động từ 有 là đối tượng bị tác động về ý nghĩa động từ sau đó. 

Ví dụ:

  • 几个问题老师。
    /Wǒ yǒu jǐ gè wèntí wèn lǎoshī./
    Tôi có vài câu hỏi hỏi thầy giáo.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂU LIÊN ĐỘNG.

1. Hai động từ trong câu liên động không bao giờ được đổi vị trí cho nhau.

Ví dụ:

  • 我们英文聊天儿
    /Wǒmen yòng Yīngwén liáotiānr./
    Chúng tôi dùng tiếng Anh trò chuyện.

Không thể nói: 我们聊天儿英文

2. Phó từ phủ định 不 /Bù/; 没 /Méi/ luôn được đặt trước động từ đầu tiên. 

Ví dụ:

  • 我不想图书馆书。
    /Wǒ bùxiǎng qù túshū guǎn kànshū/
    Tôi không muốn đi thư viện đọc sách.
  •  Ngoại trừ trường hợp giải thích cụ thể tình huống nào đó thì phó từ này có thể được đặt trước động từ đằng sau. 
  •  Trạng ngữ trong câu liên động thường được đặt ngay trước động từ đầu tiên hoặc có thể đứng ngay vị trí đầu câu.
  •  Trong câu liên động, động từ đầu tiên không được dùng bổ ngữ chỉ khả năng.