Cách học phiên âm tiếng Trung dễ dàng, giúp bạn nhớ lâu hơn

Phiên âm (Pinyin) là một phần vô cùng quan trọng đối với những người muốn học tiếng Trung, bởi muốn học phát âm tiếng Trung trước hết chúng ta cần phải học và hiểu được cách đọc phiên âm. Bảng phiên âm (Pinyin) được coi là công cụ đắc lực cho người nước ngoài học tiếng Trung được dễ dàng hơn, đơn giản hơn. Hôm nay hãy cùng Tiếng Trung Thảo An tìm hiểu về bảng chữ cái thần kỳ cho dân tiếng Trung này nhé!

I. PHIÊN ÂM TIẾNG TRUNG LÀ GÌ?


Phiên âm hay Bính âm chính là dùng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc.
Ví dụ: 你好có phiên âm là /Nǐ hǎo/
Vì vậy, nhiều người coi bảng chữ phiên âm là bảng chữ cái trong tiếng Trung, tuy rằng học hết bảng chữ này chúng ta vẫn không thể nhìn chữ Hán đọc được ngay, nhưng nó có công dụng rất lớn trong việc học và ghi nhớ phát âm của dân học tiếng Trung. Với những người muốn học giao tiếp cấp tốc thì đây thật sự là một vị “cứu tinh” đáng quý.
Bảng phiên âm tiếng Trung sẽ gồm thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu. Chúng ta cần học thuộc, nắm vững quy tắc phát âm cũng như quy tắc biến âm của phiên âm để có thể nói chuẩn tiếng Trung như người bản xứ.
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách học phát âm tiếng Trung thông qua bảng phiên âm nhé.

II. HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC, CÁCH HỌC PHIÊN ÂM TIẾNG TRUNG

  Trong tiếng Việt, chúng ta có từ “hảo” gồm:

Phụ âm đầuVầnDấu thanh
HảoHaoDấu hỏi

     Thì trong tiếng Trung. Chúng ta có từ “Hǎo” gồm:

 Thanh mẫuVận mẫuThanh điệu
HǎoHaoThanh 3

     Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu kỹ hơn từng bộ phận cấu tạo nên từ nhé:

1. Thanh mẫu trong tiếng Trung

Tiếng Trung gồm 21 thanh mẫu, gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép.

     Thanh mẫu trong tiếng Trung sẽ được chia làm 6 nhóm:

1.1. Nhóm âm môi môi và môi răng

bLà âm môi môi, phát âm gần giống chữ “p” của tiếng Việt.
pLà âm môi môi, phát âm gần giống chữ “b” trên nhưng cần bật hơi.
mLà âm môi môi, phát âm gần giống chữ “m” trong tiếng Việt.
fLà âm răng môi, phát âm gần giống chữ “ph” trong tiếng Việt.

1.2. Nhóm âm đầu lưỡi giữa

dPhát âm gần giống chữ “t” trong tiếng Việt.
tPhát âm gần giống chữ “th” trong tiếng Việt, nhưng cần bật hơi.
nPhát âm gần giống chữ “n” trong tiếng Việt, khi phát âm dây thanh rung.
lPhát âm  gần giống chữ “l” trong tiếng Việt.

1.3. Nhóm âm cuống lưỡi

gPhát âm  gần giống chữ “c” trong tiếng Việt.
kPhát âm  gần giống chữ “kh” trong tiếng Việt, nhưng cần bật hơi.
hPhát âm tương tự gần giống chữ “h” trong tiếng Việt nhưng cũng có đôi lúc sẽ phát âm giống chữ “kh” trong tiếng Việt.

1.4. Nhóm âm đầu lưỡi trước

zKhi phát âm đầu lưỡi tiếp xúc với mặt trong của răng cửa hàm trên, rồi mở ra tạo thành khe hở. Phát âm gần giống chữ “ch” trong tiếng Việt.
cKhi phát âm đầu lưỡi tiếp xúc với mặt trong của răng cửa hàm trên, rồi mở ra tạo thành khe hở để luồng hơi mạnh phát ra(bật hơi). Phát âm gần giống chữ “ch” trong tiếng Việt.
sKhi phát âm phần đầu lưỡi không tiếp xúc với mặt trong của răng cửa hàm trên, giữa chúng có khe hở để luồng hơi thoát ra. Phát âm gần giống chữ “x” trong tiếng Việt.

1.5. Nhóm âm đầu lưỡi sau

shKhi phát âm đầu lưỡi không tiếp xúc với ngạc cứng, giữa chúng có khe hở, phát âm gần giống chữ “s” trong tiếng Việt.
zhKhi phát âm, đầu lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng trước rồi mở ra khe hở, phát âm gần giống chữ “tr” trong tiếng Việt.
chKhi phát âm, đầu lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng trước rồi mở ra khe hở để luồng hơi mạnh thoát ra(bật hơi), phát âm gần giống chữ “tr” trong tiếng Việt.
rPhát âm gần giống chữ “r” trong tiếng Việt, dây thanh rung lên.

1.6. Nhóm âm mặt lưỡi

jKhi phát âm mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, phát âm gần giống âm “ch” trong tiếng Việt.
qKhi phát âm mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, có luồng hơi mạnh thoát ra(bật hơi), phát âm gần giống âm “ch” trong tiếng Việt.
xKhi phát âm, mặt lưỡi nằm gần ngạc cứng nhưng không tiếp xúc với ngạc cứng(giữa mặt lưỡi và ngạc cứng có khe hở), phát âm gần giống “x” trong tiếng Việt.

Trong tiếng Trung, có một số thanh mẫu phải bật hơi, vì vậy bạn cần  luyện tập để phát âm rõ ràng, bởi không bật hơi và bật hơi sẽ tạo ra nghĩa khác hẳn nhau:

     Ví dụ: Khi muốn khen một người, chúng ta dùng 棒/bàng/ nhưng nếu chúng ta lỡ bật hơi thành 胖/pàng/ sẽ lại thành chê người khác mập.

2 . Vận mẫu trong tiếng Trung

 Vận mẫu trong tiếng Trung chia thành vận mẫu đơn và vận mẫu kép:

2.1.1. Vận mẫu đơn: Gồm 6 âm:

aKhi phát âm miệng mở rộng, đưa lưỡi xuống thấp, phát âm giống chữ “a” trong tiếng Việt.
oKhi phát âm lưỡi thu lại, môi tròn, phát âm giống chữ “ô” trong tiếng Việt.
iKhi phát âm đầu lưỡi dính vào răng dưới, môi dẹt (mở rộng khóe môi), phát âm giống chữ “i” trong tiếng Việt.
ePhát âm giống chữ “ưa” trong tiếng Việt.
uKhi phát âm “u” lưỡi đặt ở phía sau, đầu lưỡi không tiếp xúc với mặt trong của răng hàm dưới, phát âm giống chữ “u” trong tiếng Việt.
üKhi phát âm ü thì lưỡi đặt ở phía trước, đầu lưỡi áp chặt vào mặt trong của răng hàm dưới, phát âm giống chữ “uy” trong tiếng Việt.

2.2. Vận mẫu kép

2.2.1. Vận mẫu kép với “a”:ai,ao, an,ang

 Những âm này phát âm tương tự như trong tiếng Việt nhưng trọng âm sẽ rơi vào chữ “a”, mở miệng to, âm vang, sáng.

2.2.2. Vận mẫu kép với “o”: ou, ongận mẫu kép với “o”: ou, ong

ouĐọc tương tự “âu” của tiếng Việt.
ongTròn môi, phát âm giống vần “ung” của tiếng Việt.

2.2.3.

eiĐọc gần giống “ây” của tiếng Việt.
enĐọc gần giống “ân” của tiếng Việt.
engĐọc gần giống “âng” của tiếng Việt.
erUốn cong lưỡi, phát âm giống chữ “ơ”của tiếng Việt.

2.2.4. Vận mẫu kép với “i”: ia, iao, ian, iang, ie, iu(iou), in, ing, iong

Những vận mẫu này cần đọc liền mạch, không đọc rời rạc từng âm một: Không đọc /i/ /a/ và đọc liền ia/ya/, tương tự với các vận mẫu còn lại.

     Chú ý, viết là “iu” những khi đọc chúng ta cần đọc là “iou”

2.2.5. Vận mẫu kép với “u”: ua, uai, uang, uo, ui(uei), un(uen)

uaĐọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “a”, phát âm gần giống “oa” trong tiếng Việt.
uaiĐọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ai”, phát âm gần giống “oai” trong tiếng Việt.
uangĐọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ang”, phát âm gần giống “oang” trong tiếng Việt.
uoĐọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ô”
ui (uei)Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ei”, phát âm gần giống “uây” trong tiếng Việt
un (uen)Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “en”, phát âm gần giống “uân” trong tiếng Việt

2.2.6. Vận mẫu kép với “ü”: üe, üan, ün

 Những vận mẫu này khi bắt đầu phát âm đều phải tròn môi vì bắt đầu bằng “ü”.

3. Thanh điệu trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung sẽ có 4 thanh điệu: Thanh 1, thanh 2, thanh 3, thanh 4:
Thanh 1: Đọc độ cao 5-5, cao giọng, giữ nguyên độ cao và kéo dài âm.
Thanh 2: Đọc từ độ cao trung bình lên cao nhất, (3-5) có phần tương tự dấu sắc trong tiếng Việt nhưng kéo dài âm hơn.
Thanh 3: Đọc từ thấp đến thấp nhất rồi lên đến trung bình cao (độ cao 2-1-4) (Cần chú ý nếu không sẽ đọc giống thanh hỏi tiếng Việt).
Thanh 4: Đọc từ cao nhất đến thấp nhất (độ cao 5-1), đọc một cách dứt khoát. Khi mới học có thể kết hợp cùng động tác chém tay xuống để có thể xuống đến độ cao thấp nhất.
Người Việt thường gặp khó khăn trong việc phát âm thanh 4 (đọc như thanh 1, không đủ hơi để xuống hết thanh …) nên cần chú ý ngay từ khi mới bắt đầu học phát âm.
Ngoài ra, tiếng Trung còn một thanh nữa là thanh nhẹ, nhưng thanh nhẹ không được quy vào làm thanh điệu chính thức bởi thanh điệu của nó sẽ phụ thuộc vào thanh điệu của âm tiết đằng trước.

III.MỘT SỐ LƯU Ý KHI HỌC PHIÊN ÂM TIẾNG TRUNG 

1.Vận mẫu “i”

  • Ghép cùng “z,c,s”: sẽ đọc gần giống “ư” trong tiếng Việt.
  • Còn lại đọc là “i”.
    2.Vận mẫu “ü”
  • Ghép cùng “j,q,x”: khi viết sẽ bỏ dấu 2 chấm trên đầu “juan/que/xun” nhưng vẫn phải đọc là “ü/üe/üan/ün”.
  • Ghép cùng “n,l”: viết như bình thường “nü/lü”.
    3.Vận mẫu “o”:
  • Ghép cùng “b/p/m/f”: đọc gần giống “ua” trong tiếng Việt.
    4.Vận mẫu “e”:
  • Khi thanh mẫu đứng trước “e” là “d, n, l, m, zh” thì đọc gần giống âm “ơ” trong tiếng Việt.

IV. BẢNG PHIÊN ÂM TIẾNG TRUNG ĐẦY ĐỦ DÀNH CHO NGƯỜI MỚI HỌC

 Khi mới bắt đầu học, chúng ta thường sẽ dễ quên nên cần phải phát âm thật nhiều, luyện tập thật nhiều để có thể tiến bộ hơn từng ngày:

Trên đây là những thông tin cơ bản cũng như những cách phát âm của Phiên âm tiếng Trung, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong những ngày đầu tập làm quen với thứ ngôn ngữ mới này.

Và nếu bạn muốn được học phát âm một cách kỹ càng, bài bản hơn thì còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay khóa học của Tiếng Trung Thảo An. Hãy liên hệ với Tiếng Trung Thảo An để được hỗ trợ và tư vấn tỉ mỉ, nhiệt tình nhé.