Đại từ trong tiếng Trung được dùng để làm gì? Liệu đại từ trong tiếng Trung có giống với đại từ trong tiếng Việt? Hãy cùng Tiếng Trung Thảo An tìm hiểu qua bài viết này nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Đại từ trong tiếng Trung là gì?
Trong tiếng Trung Đại từ có tác dụng thay thế, chỉ thị. Chức năng ngữ pháp của đại từ trong tiếng Trung tương đương với đơn vị ngôn ngữ mà nó thay thế, chỉ thị.
Ví dụ:
这是小明,他是我的同学。/Zhè shì xiǎomíng, tā shì wǒ de tóngxué./ Đây là Tiểu Minh, cậu ấy là bạn học của tôi.
→ “Cậu ấy” là đại từ thay thế cho danh từ “Tiểu Minh”.
2. Phân loại đại từ trong tiếng Trung
Đại từ được chia làm ba loại chính.
2.1 Đại từ nhân xưng
Là những từ dùng để thay thế cho người hoặc vật.
Bao gồm:
– Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: 我、自己、我们、咱们
Ví dụ:
- 我是大学生。 /Wǒ shì dàxuéshēng. / Tôi là sinh viên.
- 咱们去吃火锅吧。/Zánmen qù chī huǒguō ba./ Chúng ta đi ăn lẩu đi.
– Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai:你、您、你们
Ví dụ:
- 您在家吗?/Nín zàijiā ma?/ Ông có nhà không ạ?
- 你们已经结婚了?/Nǐmen yǐjīng jiéhūnle?/ Các cậu đã kết hơn rồi ư?
– Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba:他、他、它、他们、 她们、它们
Ví dụ:
- 他们是我的同学。/Tāmen shì wǒ de tóngxué./ Họ là bạn của tôi.
- 它是小王家的猫。/Tā shì xiǎo wángjiā de māo./ Nó là con mèo nhà Tiểu Vương.
2.2 Đại từ nghi vấn
Đại từ nghi vấn có hai cách dùng là: phiếm chỉ và hư chỉ
– Đại từ phiếm chỉ: chỉ người hoặc vật trong phạm vi nói.
Ví dụ:
- 她却是很厉害,什么都知道。/Tā què shì hěn lìhài, shénme dōu zhīdào./ Đúng là cô ấy rất lợi hại, cái gì cô ấy cũng biết.
- 他哪里都好。/Tā nǎlǐ dōu hǎo./ Anh ấy cái gì cũng tốt.
– Đại từ hư chỉ: dùng để chỉ người hoặc vật không xác định.
Ví dụ:
- 她也不是什么意思,只是想你好好照顾你自己。/Tā yě bùshì shénme yìsi, zhǐshì xiǎng nǐ hǎohǎo zhàogù nǐ zìjǐ./ Mẹ con cũng không phải có ý gì đâu, chỉ là muốn con chăm sóc tốt cho bản thân mà thôi.
- 我好像在哪儿见过你了。/Wǒ hǎoxiàng zài nǎr jiànguò nǐle./ Hình như tôi gặp cậu ở đâu rồi.
2.3 Đại từ chỉ thị
Ví dụ:
- 你这样,我放心不了。/Nǐ zhèyàng, wǒ fàngxīn bùliǎo./ Em thế này, anh không yên tâm được.
- 这种猫真可爱。/Zhè zhǒng māo zhēn kě’ài./ Loài mèo này đáng yêu quá.
3. Cách dùng của đại từ
3.1 Đại từ nhân xưng
– Thường làm chủ ngữ và tân ngữ
Ví dụ:
- 我毕业后就开始去找工作。/Wǒ bìyè hòu jiù kāishǐ qù zhǎo gōngzuò./ Sau khi tốt nghiệp tôi liền đi tìm việc.
- 他是老同学。/Tā shì lǎo tóngxué./ Anh ấy là bạn học cũ.
– Làm định ngữ thường được dùng với kết cấu:
Đại từ nhân xưng + 的+ Trung tâm ngữ
Ví dụ:
- 他的事,让他自己解决。/Tā de shì, ràng tā zìjǐ jiějué./ Chuyện của anh ấy để anh ấy tự giải quyết.
- 小兰的朋友,是小美。/Xiǎo lán de péngyǒu, shì xiǎo měi./ Bạn của Tiểu Lan, là Tiểu Mỹ.
*Chú ý: Khi trung tâm ngữ là từ chỉ nơi chốn, hoặc người, sự vật có mối quan hệ thân thuộc thì có thể không cần 的 ở giữa, nhưng khi muốn nhấn mạnh vẫn có thể dùng.
Ví dụ:
我朋友、我姐姐、我公司
3.2 Đại từ nghi vấn
– Làm chủ ngữ và tân ngữ
Ví dụ:
- 谁都想跟自已爱的人结婚呢。/Shéi dōu xiǎng gēn zìyǐ ài de rén jiéhūn ne./ Ai mà chẳng muốn kết hôn với người mà mình yêu.
- 你去他家做什么?/Nǐ qù tā jiā zuò shénme?/ Cậu đến nhà anh ấy làm gì?
– Làm vị ngữ
Ví dụ:
- 这件衣服多少钱? /Zhè jiàn yīfú duōshǎo qián?/ Bộ quần áo này bao nhiêu tiền?
- 你怎么了?/Nǐ zěnmele?/ Cậu sao thế?
– Làm định ngữ
Ví dụ:
- 什么事都懒得做。/Shénme shì dōu lǎndé zuò./ Chuyện gì cũng lười làm.
- 桌子上一有本书,也不知道是谁的。/Zhuōzi shàng yǒu yī běn shū, yě bù zhīdào shì shéi de./ Trên bàn có một quyển sách, cũng không biết là của ai.
– Làm trạng ngữ, làm bổ ngữ
Ví dụ:
- 你在哪儿工作?/Nǐ zài nǎr gōngzuò?/ Bạn là việc ở đâu.
- 你的论文写的怎么样了?/Nǐ de lùnwén xiě de zěnme yàngle?/ Luận văn của bạn viết như thế nào rồi.
3.3 Đại từ chỉ thị
– Làm chủ ngữ và tân ngữ
Ví dụ:
- 那是小李的姐姐。/Nà shì xiǎo lǐ de jiějiě./ Đó là chị gái của Tiểu Lý
- 我没想到,他是这样的人。/Wǒ méi xiǎngdào, tā shì zhèyàng de rén./ Tôi không ngờ rằng, anh ấy lại là người như thế.
– Làm định ngữ
Ví dụ:
- 这里的咖啡很好喝。/Zhèlǐ de kāfēi hěn hǎo hē./ Cà phê ở đây ngon quá.
- 这样的书我念腻了。/Zhèyàng de shū wǒ niàn nìle./ Sách như thế tôi đọc chán rồi.
– Làm trạng ngữ và bổ ngữ
Ví dụ:
我这就去找他。/Wǒ zhè jiù qù zhǎo tā./ Giờ tôi sẽ đi tìm anh ấy.
4. Một số lưu ý khi sử dụng đại từ trong tiếng Trung
– Đại từ nhân xưng có thể dùng liền kề nhau
Ví dụ: 我自己
– Đại từ không thể lặp lại.
– Đại từ chỉ thị không những thay thế cho một từ, có khi cũng thay thế một cụm từ, một câu, thậm chí một đoạn.
– Khi đại từ nghi vấn dùng trong câu phản vấn để nhấn mạnh sự vật có tính khái quát thường dùng dấu câu “!” hoặc “?”
Vậy là Tiếng Trung Thảo An đã chia sẻ cho bạn toàn bộ kiến thức về phần “đại từ của tiếng Trung”. Qua bài viết có lẽ bạn cũng phần nào đó hiểu rõ hơn về cách dùng của đại từ trong tiếng Trung. Hãy cùng theo dõi Tiếng Trung Thảo An để đón chờ những bài viết tiếp theo nhé.