Tân ngữ là một phần ngữ pháp khá quan trọng nhưng có lẽ ít ai biết và chú ý đến cách dùng nó. Khi học tiếng Trung việc xác định đúng cấu trúc ngữ pháp là vô cùng cần thiết. Vì vậy hãy cùng Tiếng Trung Thảo An tìm hiểu về “tân ngữ trong tiếng Trung và cách dùng của tân ngữ” nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1.TÂN NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG LÀ GÌ?
– Tân ngữ trong tiếng Trung 宾语 /Bīnyǔ/ hay còn có tên gọi khác là túc từ, là thành phần thuộc vị ngữ trong câu. Xét về mặt ngữ pháp, tân ngữ được sử dụng để chỉ thành phần được chi phối bởi động từ, có mối liên hệ hoặc do giới từ dẫn dắt.
– Tân ngữ thường đứng sau động từ, liên từ và giới từ dùng để biểu đạt ý nghĩa của người hoặc sự vật chịu tác động bởi động-giới từ đứng trước. Ngoài ra tân ngữ còn được dùng để biểu đạt mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ trả lời cho các dạng câu nghi vấn “谁 – Ai?”, “什么 – Cái gì?”.
Ví dụ:
(1) 小李在读书。/Xiǎo lǐ zài dúshū./ Tiểu Lý đang đọc sách.
小李là chủ ngữ, 在读书 là vị ngữ , 书là tân ngữ
(2) 我喜欢吃榴莲。/Wǒ xǐhuān chī liúlián./ Tôi thích ăn sầu riêng.
我là chủ ngữ, 喜欢吃榴莲là vị ngữ, 榴莲là tân ngữ
2. CÁC LOẠI TÂN NGỮ
2.1 Tân ngữ trực tiếp
– Tân ngữ trực tiếp 直接宾语 /Zhíjiē bīnyǔ/ là loại tân ngữ dùng để chỉ vật hoặc đối tượng trực tiếp của hành động.
Ví dụ:
(1) 爸爸做饭。/Bàba zuò fàn./ Bố nấu cơm.
→ “Cơm” biểu thị sự vật nên “cơm” là tân ngữ trực tiếp
(2) 哥哥听音乐。/Gēgē tīng yīnyuè./ Anh trai nghe nhạc.
→ “Âm nhạc” biểu thị sự vật nên “âm nhạc” là tân ngữ trực tiếp
2.2 Tân ngữ gián tiếp
– Tân ngữ gián tiếp 间接宾语 /Jiànjiē bīnyǔ/ là loại tân ngữ dùng để chỉ người, đối tượng không trực tiếp nhưng chịu tác động bởi hành động.
Ví dụ:
(1) 张老师教玛丽英文。 /Zhāng lǎoshī jiào mǎlì yīngwén./ Thầy Trương dạy Mã Lệ môn tiếng Anh.
→ “Mã Lệ” là người nên “Mã Lệ” là tân ngữ gián tiếp
(2) 妈妈提醒我别忘带雨伞。/Māmā tíxǐng wǒ bié wàng dài yǔsǎn./ Mẹ nhắc tôi đừng quên mang theo ô.
→ “Tôi” là người nên “tôi” là tân ngữ gián tiếp
3. CÁC CẤU TRÚC CỦA TÂN NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG
3.1 Câu có một tân ngữ:
Chủ ngữ + động từ + tân ngữ
Ví dụ:
(1) 我做作业。/Wǒ zuò zuò yè./ Tôi làm bài tập.
(2) 我喝水。/Wǒ hē shuǐ./ Tôi uống nước.
3.2 Câu mang hai tân ngữ:
Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ 1+ Tân ngữ 2
Ví dụ:
(1) 妈妈给我一碗粥。/Māmā gěi wǒ yī wǎn zhōu./ Mẹ đưa cho tôi một bát cháo.
→ Tân ngữ 1: 我, tân ngữ 2: 一碗粥
(2) 小明送我一首歌。/Xiǎomíng sòng wǒ yī shǒu gē./ Tiểu Minh tặng tôi một bài hát.
→ Tân ngữ 1: 我, tân ngữ 2: 一首歌
4. MỘT SỐ ĐỘNG TỪ CÓ THỂ MANG HAI TÂN NGỮ
Dưới đây là một số động từ có thể mang hai tân ngữ:
STT | Tiếng Trung | Phiên âm | Nghĩa Tiếng Việt |
1 | 给 | gěi | cho |
2 | 送 | sòng | tặng |
3 | 还 | hái | vẫn |
4 | 回答 | huídá | trả lời |
5 | 借 | jiè | mượn |
6 | 收 | shōu | thu |
7 | 拿 | ná | cầm |
8 | 交 | jiāo | giao |
9 | 寄 | jì | gửi |
10 | 问 | wèn | hỏi |
11 | 教 | jiào | dạy |
12 | 发 | fā | phát |
13 | 告诉 | gàosù | nói |
14 | 通知 | tōngzhī | thông báo |
15 | 报告 | bàogào | báo cáo |
16 | 请示 | qǐngshì | cảnh báo |
17 | 请教 | qǐngjiào | thỉnh giáo |
18 | 麻烦 | máfan | phiền phức |
19 | 赠 | zèng | tặng, biếu |
20 | 赔 | péi | đền |
5. PHÂN BIỆT BỔ NGỮ VÀ TÂN NGỮ
Giống nhau:
Cả bổ ngữ và tân ngữ trong tiếng Trung đều đứng sau động từ.
Động từ, tính từ hay các đoản ngữ đều mang tính động từ và tính từ.
Khác nhau:
Về mặt nghĩa:
– Tân ngữ là đối tượng đề cập đến của động từ, trả lời câu hỏi “ai?”, “cái gì?”.
Ví dụ:
(1) 看电影。 看什么? “看”
(2) 玛丽喜欢小明。 玛丽喜欢“谁”? “小明”
– Bổ ngữ là thành phần nói rõ, bổ sung ở phía sau của tính từ, động từ, trả lời các câu hỏi “như thế nào, “bao nhiêu”, “bao lâu”.
Ví dụ:
(1) 吃饱了。吃得怎么样? “饱了”.
(2) 吃三碗。 吃了多少? “三碗”.
Về từ loại:
– Thông thường các danh từ, đại từ, từ chỉ số lượng, đoản ngữ mang tính danh từ đứng phía sau của thuật ngữ là tân ngữ. (thuật ngữ: động từ làm trung tâm vị ngữ).
Ví dụ:
(1) 我有一个问题,可以提问吗?
(2) 我看一部电影。
– Động từ, tính từ, các đoản ngữ mang tính động từ và tính từ không chỉ có thể làm bổ ngữ mà cũng có thể làm tân ngữ. Có thể trả lời câu hỏi “cái gì” là tân ngữ, còn trả lời “như thế nào” là bổ ngữ.
Ví dụ:
(1) 读书。读什么? 读(làm bổ ngữ)
(2) 学习好。 学习得怎么样? 好(làm bổ ngữ)
– Các đoản ngữ chỉ số lượng xuất hiện ở phía sau các thuật ngữ do tính chất của lượng từ quyết định. Thông thường do động lượng từ tạo thành làm bổ ngữ.
Ví dụ:
* 我们去看一次吧! (作补语)
Vậy là Tiếng Trung Thảo An đã chia sẻ cho bạn toàn bộ kiến thức về “tân ngữ trong tiếng Trung và cách dùng của tân ngữ”. Hi vọng bài viết sẽ giúp cho bạn học thêm được nhiều kiến thức bổ ích.
Nếu bạn đang tìm một ngôi nhà ngoại ngữ mới hãy đến ngay với Tiếng Trung Thảo An để trải nghiệm những điều tuyệt vời nhé! Đừng quên theo dõi website và fanpage của chúng mình để cập nhật những bài viết mới nhất nha.