CÂU KIÊM NGỮ LÀ GÌ ?

  • Câu kiêm ngữ là câu vị ngữ có 2 động từ, tân ngữ của động từ thứ nhất là chủ ngữ của động từ thứ hai (còn được gọi là kiêm ngữ). Là loại câu biểu thị nghĩa cầu khiến sai bảo, nhận định, trách móc hoặc biểu dương.
  • Cấu trúc:

Chủ ngữ + Động từ 1 + Tân ngữ 1+ Động từ 2/Tính từ+ (Tân ngữ 2)

Ví dụ:

  • 他请大家不要说话。
    /Tā qǐng dàjiā bùyào shuōhuà./
    Anh ấy yêu cầu mọi người đừng nói chuyện. 

CÁC LOẠI CÂU KIÊM NGỮ

1. Câu kiêm ngữ cầu khiến

Câu kiêm ngữ cầu khiến có: Động từ 1 biểu thị ý nghĩa cầu khiến, sai bảo: 请, 让, 叫, 使, 派, 逼, 催, 托, 求, 命令, 禁止, 吩咐, 动员, 促使, 发动, 组织, 鼓励, 号召…

Ví dụ:

  • 公司派他去出差。
    /Gōngsī pài tā qù chūchāi./
    Công ty cử anh ấy đi công tác.
  • 我们请老师唱一首歌。
    /Wǒmen qǐng lǎoshī chàng yī shǒu gē./
    Chúng tôi yêu cầu giáo viên hát một bài hát.

Lưu ý: Khi phủ định thì ta thêm phó từ 不, 没有 vào trước động từ thứ nhất.

 Ví dụ:

  • 他不请我来。
    /Tā bù qǐng wǒ lái./
    Anh ấy không mời tôi tới.

2. Câu kiêm ngữ nhận định 

Câu kiêm ngữ nhận định có:
Động từ thứ nhất biểu thị ý nghĩa: trở thành (成为), coi là,cho là (认定): 叫, 骂, 选, 选择, 认…
Động từ thứ hai thường là: 为, 做, 为, 当, 是…

Ví dụ:

  • 我们小明当班长。
    /Wǒmen xuǎn xiǎomíng dāng bānzhǎng./
    Các bạn học chọn Tiểu Minh làm lớp trưởng.

Lưu ý: Khi phủ định thì ta thêm phó từ 不, 没有 vào trước động từ thứ nhất.

Ví dụ:

  • 妈妈不骂我是个傻瓜。
    /Māmā bù mà wǒ shìgè shǎguā/
    Mẹ không mắng tôi là thằng ngốc.

3. Câu kiêm ngữ tình cảm

Động từ thứ nhất là những động từ chỉ hoạt động tâm lý: 喜欢, 爱, 表扬, 讨厌, 嫌, 批评, 感谢, 埋怨, 称赞, 担心…

Ví dụ:

  • 老师批评他粗心。
    /Lǎoshī pīpíng tā cūxīn./
    Cô giáo đã chỉ trích anh ta vì đã bất cẩn.

Lưu ý: Khi phủ định ta thêm phó từ 不, 没有 vào trước động từ thứ nhất, hoặc trước động từ thứ hai.

Ví dụ:

  • 老婆不称赞她喝酒。
    /Lǎopó bù chēngzàn tā hējiǔ./
    Bà xã không tán thành anh ấy uống rượu.

4. Câu kiêm ngữ chữ “有” 

Tân ngữ của “有” biểu thị người hoặc sự vật đang tồn tại.
Vị ngữ của từ kiêm ngữ thường nói rõ từ kiêm ngữ “做什么” hoặc “怎么样”.
Trước từ kiêm ngữ thường thêm số lượng từ làm định ngữ.

Ví dụ:

  • 我有一只猫可爱得很。
    /Wǒ yǒuyī zhǐ māo kě’ài dé hěn./
    Tôi có một con mèo rất dễ thương.

Lưu ý: Khi phủ định thì ta thêm phó từ 没 vào trước động từ 有.

Ví dụ:

  • 没有人给我送钱。
    /Méiyǒu rén gěi wǒ sòng qián./
    Không có ai đưa tiền cho tôi.

5. Câu kiêm ngữ chữ “是” 

Là câu kiêm ngữ vô chủ. “是” có tác dụng nhấn mạnh từ kiêm ngữ, động từ vị ngữ của từ kiêm ngữ có tác dụng giải thích nói rõ.

Ví dụ:

  • 是校长告诉了我这个消息。
    /Shì xiàozhǎng gàosùle wǒ zhège xiāoxī./
    Là hiệu trưởng đã cho tôi biết tin này.

Chú ý: Khi phủ định thì ta thêm phó từ 不 vào trước động từ是.

  • 昨天不是我拿了你的书。
    /Zuótiān bùshì wǒ nále nǐ de shū./
    Hôm qua tôi không lấy cuốn sách của bạn.

6. Câu kiêm ngữ liên động

 Ví dụ:

  • 老师我去医院看小丽。
    /Lǎoshī jiào wǒ qù yīyuàn kàn xiǎo lì./
    Thầy giáo kêu tôi đến bệnh viện thăm tiểu Lệ.

NHỮNG LƯU Ý VỚI CÂU KIÊM NGỮ

1. Trước động từ thứ nhất và động từ thứ hai đều có thể mang trạng ngữ. Trạng ngữ thời gian có thể đặt ở đầu câu hoặc trước động từ thứ nhất.

Ví dụ:

  • 我常常请他来。
    /Wǒ chángcháng qǐng tā lái./
    Tôi thường mời anh ấy.

2. Giữa động từ thứ nhất và từ kiêm ngữ không được thêm bất kỳ thành phần gì. 

Ví dụ:

  • 他请我明天去他家。
    /Tā qǐng wǒ míngtiān qù tā jiā/
    Anh ấy mời tôi đến nhà anh ấy vào ngày mai.

3. “了” phải đặt sau động từ thứ hai hoặc đặt ở cuối câu.

Ví dụ:

  • 他们逼我做了那件事。
    /Tāmen bī wǒ zuòle nà jiàn shì./
    Họ bắt tôi làm chuyện đó.

4. Động từ năng nguyện thường đặt trước động từ thứ nhất. 

Ví dụ:

  • 我能请他来。
    /Wǒ néng qǐng tā lái./
    Tôi có thể mời anh ấy.

5. Vị trí của từ kiêm ngữ cũng có thể là hình dung từ. Vị ngữ của từ kiêm ngữ cũng có thể mang bổ ngữ.

Ví dụ:

  • 他有一个姐姐聪明极了。
    /Tā yǒu yīgè jiějiě cōngmíng jíle./
    Anh ấy có một cô em gái rất thông minh.