Đặc điểm của tiếng Trung.

1. TIẾNG TRUNG KHÔNG SỬ DỤNG CHỮ CÁI LATINH

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ trên thế giới không sử dụng tiếng Latinh. Nó là loại ngôn ngữ tượng hình ghi ý, thuộc ngữ hệ Hán – Tạng (khác với các ngôn ngữ thuộc hệ Ấn – Âu như tiếng Anh, tiếng Pháp…).

Chữ Hán là hệ thống chữ viết tượng hình/ ý thức hệ, bao gồm hơn 4,000 ký tự, mỗi ký tự biểu hiện một ý nghĩa khác nhau. Có khi với một chữ Hán mà chứa đựng trong nó cả một câu chuyện về triết lý nhân sinh.

2. NGỮ PHÁP KHÔNG CẦN CHIA THÌ

Động từ trong tiếng Trung luôn giữ nguyên thể trong mọi trường hợp và không cần phải biến đổi theo thì (hiện tại, quá khứ, tiếp diễn, tương lai,…vv) hay theo kính ngữ, mục đích, ý định phức tạp như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật và nhiều ngôn ngữ khác. Thay vào đó, các trạng từ như “từng”, “đã từng”, “đang”, “sẽ”…vv hay các trạng từ chỉ thời gian như “hôm qua”, “ngày mai”, “tuần trước”, “tháng sau”…sẽ được thêm vào trước hoặc sau động từ nhằm biểu thị mối quan hệ thời gian. Có thể thấy ở đặc điểm này tiếng Trung có phần tương đồng với tiếng Việt, sự tương đồng này phần nào giúp người Việt học tiếng Trung dễ dàng hơn.

3. CHỮ HÁN ĐÃ TRÊN 3.000 NĂM TUỔI

Chữ Hán là hệ thống ký tự có xuất hiện từ 3000 năm trước còn tồn tại cho đến bây giờ. Các nghiên cứu khảo cổ học đã tìm thấy các ký tự chữ Hán sơ khai trên xương động vật (giáp cốt văn) có niên đại 1600 năm trước Công nguyên (chữ Latinh xuất hiện khoảng 1000 năm về trước. Đặc biệt, hiện nay Tiếng Trung cùng với tiếng Anh, Ả Rập, Pháp, Nga và Tây Ban Nha là 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc.

4. TIẾNG TRUNG CÓ 2 HỆ THỐNG CHỮ VIẾT KHÁC NHAU

Đó là: Chữ Hán phổn thể (nguyên bản) và chữ Hán giản thể (phát triển từ năm 1950 trong công cuộc Cải cách Chữ viết được tiến hành bởi Đảng Cộng sản Nhân dân Trung Hoa). Ngoài ra còn có một hình thức phát triển khác của tiếng Trung là bính âm (pinyin), sử dụng ký tự Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán, được sử dụng rộng rãi bởi giới trẻ ngày nay, rất phổ biến trong các thiết bị di động.

Hiện nay, chữ Hán giản thể được sử dụng chính thức ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia; chữ Hán phổn thể được sử dụng chính thức tại Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản (Kanji),…

Bên cạnh đó, theo thống kê tổng số kí tự của tiếng Hán khoảng 20.000 Hán tự khác nhau. Đây là số lượng ký tự cơ bản nhất trong khi một số từ điển Hán tự nâng cao thậm chí còn cung cấp tới hơn 50,000! Tuy nhiên, người học tiếng Trung không nên quá lo lắng. Khoảng 98% văn bản tiếng Trung được viết ra chỉ sử dụng khoảng 2.500 ký tự, do đó nếu nhận diện được 2000 – 3000 ký tự thông dụng thì đã có thể sử dụng thông thạo ngôn ngữ này.

5. TIẾNG TRUNG KHÔNG CÓ SỰ PHÂN BIỆT GIỮA SỐ NHIỀU VÀ SỐ ÍT, KHÔNG SỬ DỤNG MẠO TỪ

Khác với tiếng Anh danh từ với sự phận biệt giữa số nhiều và số ít, hay với tiếng Pháp danh từ có sự phận biệt giữa giống đực và giống cái, danh từ trong tiếng Trung vẫn giữ nguyên thể dù chúng ở dạng số nhiều hay số ít và không có đặc điểm phân biệt đáng kể nào. Ngoài ra, tiếng Trung cũng không có mạo từ. Điều này xuất phát từ đặc điểm loại hình ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh và phần lớn ngôn ngữ khác thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, đa âm tiết, còn tiếng Trung và cả tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.