50 bộ thủ thường dùng trong tiếng Trung Có cần học hết 214 bộ thủ tiếng Trung không?

Nhìn bảng 214 bộ thủ tiếng Trung mà nhớ lại bảng tuần hoàn Hóa học năm xưa, đôi lúc cảm thấy vật vã, muốn bỏ cuộc vì nghĩ rằng phải học bằng hết số bộ thủ ấy mới có thể nắm vững tiếng Trung? Nhưng liệu điều đó có thật sự cần thiết? Hay ta chỉ cần học một số bộ thủ cũng đã đủ rồi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. BỘ THỦ LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA BỘ THỦ

 Bộ thủ tiếng Trung – 部首 /Bù shǒu/, là phần cơ bản của chữ Hán, được dùng để tạo nên một chữ Hán.

     Thông qua bộ thủ, bạn có thể tra cứu, nhớ mặt chữ, hiểu ý nghĩa chữ Hán dễ dàng hơn. Bởi vậy, việc học bộ thủ chữ Hán khá quan trọng đối với người học tiếng Trung.

     Chi tiết tham khảo thêm bài 214 bộ thủ tiếng Trung.

II. CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC HẾT 214 BỘ THỦ TIẾNG TRUNG KHÔNG?

Rất nhiều người khi mới học tiếng Trung đều nghĩa rằng cần phải học hết 214 bộ thủ tiếng Trung mới có thể học trôi chảy được chữ Hán. Thế nhưng trên thực tế, việc học hết 214 bộ thủ là điều không quá cần thiết bởi có những bộ khá hiếm, không thường xuyên dùng. Nếu bạn có thể học hết, hoặc có ý định học lên cao, học để nghiên cứu thì việc học 214 bộ thủ là vô cùng hữu ích. Nhưng ở mức độ giao tiếp, đọc hiểu và dùng trong cuộc sống hằng ngày, thì học khoảng chừng 50 bộ thủ là đã đủ để bạn dùng rồi.

     Vậy chúng ta nên học những bộ thủ nào? Có phải học từ số thứ tự 1-50 trong bảng 214 bộ thủ tiếng Trung không? Dưới đây, tiếng Trung Thảo An đã liệt kê 50 bộ thủ thường dùng trong tiếng Trung để bạn tiện theo dõi và học thuộc hơn.

III. 50 BỘ THỦ THƯỜNG DÙNG TRONG TIẾNG TRUNG

1. 人 Nhân (亻) – bộ 9

Tên bộ: NhânÝ nghĩa: Người
Phiên âm: Rén

2. 刀 Đao (刂) – bộ 18

Tên bộ: ĐaoÝ nghĩa: Con dao, cây đao (vũ khí)
Phiên âm: Dāo

3. 力 Lực – bộ 19

Tên bộ: LựcÝ nghĩa: Sức mạnh
Phiên âm: Lì

4. 口 Khẩu – bộ 30

Tên bộ: KhẩuÝ nghĩa: Miệng, liên quan đến hoạt động của miệng
Phiên âm: Kǒu

5. 囗 Vi – bộ 31

Tên bộ: ViÝ nghĩa: Vây quanh
Phiên âm: Wéi

6. 土 Thổ – bộ 32

Tên bộ: ThổÝ nghĩa: Đất
Phiên âm: Tǔ

7. 大 Đại – bộ 37

Tên bộ: ĐạiÝ nghĩa: To lớn
Phiên âm: Dà

8. 女 Nữ – bộ 38

Tên bộ: NữÝ nghĩa: Nữ giới, con gái, đàn bà
Phiên âm: Nǚ

9. 宀 Miên – bộ 40

Tên bộ: MiênÝ nghĩa: Mái nhà mái che
Phiên âm: Mián

10. 山 Sơn – bộ 46

Tên bộ: SơnÝ nghĩa: Núi non
Phiên âm: Shān

11. 巾 Cân – bộ 50

Tên bộ: CânÝ nghĩa: Cái khăn
Phiên âm: Jīn

12. 广 Nghiễm – bộ 53

Tên bộ: NghiễmÝ nghĩa: Mái nhà
Phiên âm: Guǎng

13. 彳 Xích – bộ 60

Tên bộ: XíchÝ nghĩa: Bước chân trái
Phiên âm: Chì

14. 心 Tâm (忄) – bộ 61

Tên bộ: TâmÝ nghĩa: Quả tim, tâm trí, tấm lòng
Phiên âm: Xīn

15. 手 Thủ (扌) – bộ 64

Tên bộ: ThủÝ nghĩa: Tay
Phiên âm: Shǒu

16. 攴 Phộc (攵) – bộ 66

Tên bộ: PhộcÝ nghĩa: Đánh khẽ
Phiên âm: Pù

17. 日 Nhật – bộ 72

Tên bộ: NhậtÝ nghĩa: Ngày, mặt trời
Phiên âm: Rì

18. 木 Mộc – bộ 75

Tên bộ: MộcÝ nghĩa: Gỗ, cây cối
Phiên âm: Mù

19. 水 Thuỷ (氵) – bộ 85

Tên bộ: ThủyÝ nghĩa: Nước
Phiên âm: Shǔi

20. 火 Hoả (灬) – bộ 86

Tên bộ: HỏaÝ nghĩa: Lửa
Phiên âm: Huǒ

21. 牛 Ngưu – bộ 93

Tên bộ: NgưuÝ nghĩa: Con trâu
Phiên âm: Níu

22. 犬 Khuyển (犭) – bộ 94

Tên bộ: KhuyểnÝ nghĩa: Con chó
Phiên âm: Quǎn

23. 玉 Ngọc – bộ 96

Tên bộ: NgọcÝ nghĩa: Ngọc, đá quý
Phiên âm: Yù

24. 田 Điền – bộ 102

Tên bộ: ĐiềnÝ nghĩa: Ruộng
Phiên âm: Tián

25. 疒 Nạch – bộ 104

Tên bộ: NạchÝ nghĩa: Bệnh tật
Phiên âm: Nǐ

26. 目 Mục – bộ 109

Tên bộ: MụcÝ nghĩa: Mắt
Phiên âm: Mù

27. 石 Thạch – bộ 112

Tên bộ: ThạchÝ nghĩa: Đá
Phiên âm: Shí

28. 禾 Hoà – bộ 115

Tên bộ: HòaÝ nghĩa: Lúa
Phiên âm: Hé

29. 竹 Trúc – bộ 118

Tên bộ: TrúcÝ nghĩa: Tre trúc
Phiên âm: Zhú

30. 米 Mễ – bộ 119

Tên bộ: MễÝ nghĩa: Gạo
Phiên âm: Mǐ

31. 糸 Mịch – bộ 120

Tên bộ: MịchÝ nghĩa: Sợi tơ nhỏ
Phiên âm: Mì

32. 肉 Nhục (月 ) – bộ 130

Tên bộ: NhụcÝ nghĩa: Thịt
Phiên âm: Ròu

33. 艸 Thảo (艹) – bộ 140

Tên bộ: ThảoÝ nghĩa: Cỏ
Phiên âm: Cǎo

34. 虫 Trùng – bộ 142

Tên bộ: TrùngÝ nghĩa: Sâu bọ
Phiên âm: Chóng

35. 衣 y (衤) – bộ 145

Tên bộ: YÝ nghĩa: Áo quần, trang phục
Phiên âm: Yī

36. Ngôn – bộ 149

Tên bộ: NgônÝ nghĩa: Ngôn ngữ, lời nói
Phiên âm: Yán

37. 貝 Bối – bộ 154

Tên bộ: BốiÝ nghĩa: Vật báu
Phiên âm: Bèi

38. 足 Túc – bộ 157

Tên bộ: TúcÝ nghĩa: Chân, đầy đủ
Phiên âm: Zú

39. 車 Xa – bộ 159

Tên bộ: XaÝ nghĩa: Chiếc xe
Phiên âm: Chē

40. 辶 Sước – bộ 162

Tên bộ: SướcÝ nghĩa: Bước đi chậm rãi rồi đừng lại
Phiên âm: Chuò

41. 邑 ấp阝+ (phải) – bộ 163

Tên bộ: ẤpÝ nghĩa: Vùng đất, đất phong cho quan
Phiên âm: Yì

42. 金 Kim – bộ 167

Tên bộ: KimÝ nghĩa: Kim loại nói chung, vàng
Phiên âm: Jīn

43. 門 Môn – bộ 169

Tên bộ: MônÝ nghĩa: Cánh cửa
Phiên âm: Mén

44. 阜 Phụ 阝- (trái) – bộ 170

Tên bộ: PhụÝ nghĩa: Đống đất, gò đất
Phiên âm: Fù

45. 雨 Vũ – bộ 173

Tên bộ: VũÝ nghĩa: Mưa
Phiên âm: Yǔ

46. 頁 Hiệt – bộ 181

Tên bộ: HiệtÝ nghĩa: Đầu, trang giấy
Phiên âm: Yè

47. 食 Thực – bộ 184

Tên bộ: ThựcÝ nghĩa: Ăn
Phiên âm: Shí

48. 馬 Mã – bộ 187

Tên bộ: MãÝ nghĩa: Con ngựa
Phiên âm: Mǎ

49. 魚 Ngư – bộ 195

Tên bộ: NgưÝ nghĩa: Con cá
Phiên âm: Yú

50. 鳥 Điểu – bộ 196

Tên bộ: ĐiểuÝ nghĩa: Con chim
Phiên âm: Niǎo

IV. CÁCH NHỚ BỘ THỦ ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG

Dù không cần thiết học đến 214 bộ thủ tiếng Trung nhưng việc học 50 bộ thủ chữ Hán đôi khi cũng không dễ dàng. Vậy chúng ta nên làm thế nào để có thể học bộ thủ nhanh chóng, dễ nhớ, dễ thuộc mà không cần phải gồng mình đây? Sau đây là một vài gợi ý của Tiếng Trung Thảo An dành cho bạn nhé:

1. Học theo tranh ảnh, liên tưởng

Tiếng Trung là ngôn ngữ tượng hình, biểu ý nên việc học thông qua các hình ảnh liên quan là một cách học được nhiều người áp dụng. Học bằng cách liên tưởng này sẽ giúp chúng ta dễ nhớ hơn, cảm thấy thú vị hơn trong việc ghi nhớ bộ thủ cũng như chữ Hán.

2. Học bằng cách chiết tự chữ Hán

 Đây cũng là một cách hay khi bạn học tiếng Trung. Học bộ thủ bằng cách chiết tự chữ Hán này sẽ giúp bạn vừa có thể nhớ được bộ thủ, vừa nhớ được chữ Hán và còn hiểu được ý nghĩa sâu xa đằng sau chữ Hán đó. Một mũi tên trúng mấy đích luôn nhé.

3. Học theo app

Ngoài việc học theo các phương pháp truyền thống trên thì trong thời đại công nghệ hiện nay, chúng ta còn có thể học chiết tự bộ thủ chữ Hán bằng hình thức online thông qua máy tính, điện thoại để ghi nhớ 50 bộ thủ thường dùng. Với nhiều ứng dụng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung của người học, bạn có thể tham khảo cách học online thông qua các app học tiếng Trung sau:

App học viết chữ Hán: Với ứng dụng này, bạn có thể vừa học từ vừa ghi nhớ bộ thủ bởi app cho phép chúng ta tra cứu từ theo bộ thủ.
HeyChinese: Đây là ứng dụng được đổi tên từ app 763 chiết tự tiếng Trung. Ngoài ra, app này cũng là từ điển tra cứu nhanh chóng, có độ chính xác cao.
App Từ điển chữ Hán/ Hanzii: Chúng ta có thể tra cứu tiếng Trung theo âm Hán việt, phiên âm hay xem những từ ghép có chứa chữ Hán đó trên hai app này. Với cách trình bày cực kỳ chi tiết các bộ thủ, cách phát âm hay cách viết từng nét của từ, đây có thể là app học tiếng Trung mà bạn đang tìm kiếm đó.

Trong bài viết này, Tiếng Trung Thảo An đã giới thiệu đến các bạn 50 bộ thủ tiếng Trung thường dùng cũng như cách học bộ thủ nhanh gọn, dễ nhớ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm động lực, tiết kiệm thời gian hơn trên con đường học tiếng Trung.
Nếu bạn muốn học tiếng Trung bài bản từ cách phát âm, hoặc muốn được hướng dẫn một cách trực tiếp, tường tận hơn, hãy nhanh tay liên hệ và đăng ký lớp học tiếng Trung của Tiếng Trung Thảo An để được tư vấn rõ hơn về lộ trình học tiếng Trung nhé.