Phiên âm của tiếng Trung bao gồm có 3 phần: thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu. Tương tự với chức năng dấu trong tiếng Việt, thanh điệu là một thành phần vô cùng quan trọng không thể tách rời trong một âm tiết tiếng Trung. Vậy thanh điệu là gì, cách đọc và biến điệu của nó ra sao.
Đọc hết bài viết này của tiếng Trung Thảo An sẽ giúp các bạn nắm hết được toàn bộ kiến thức một cách dễ dàng.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
I. Thanh điệu trong tiếng Trung là gì ?
– Thanh điệu là sự thay đổi cao độ một âm tiết (cao – thấp – dài – ngắn). Trong tiếng Trung, một chữ Hán thường đại diện cho một âm tiết và thanh điệu có tác dụng phân biệt ý nghĩa của từ.
II. Cách đọc 4 thanh điệu trong tiếng Trung
Thanh điệu và Cách đọc
Thanh 1 (55): –(Click Audio) ā: Đọc đều, ngang và bằng, âm độ cao 55.
Thanh 2 (35): ՛(Click Audio) á: Đọc tương đương với dấu sắc trong tiếng Việt (âm độ từ trung bình lên cao theo chiều 35).
Thanh 3 (214): ˇ(Click Audio) ǎ: Đọc tương đương dấu hỏi trong tiếng Việt nhưng cần kéo dài hơi, âm sắc theo chiều từ 2 xuống 1 sau đó lên độ cao 4.
Thanh 4 (51): `(Click Audio) à: Thanh này tương đương giữa dấu huyền và dấu nặng trong tiếng Việt, âm sắc đọc từ độ cao nhất là 5 xuống thấp nhất là 1.
1. Biến điệu của thanh nhẹ
– Ngoài bốn thanh điệu trong tiếng trung thì còn có thanh nhẹ (hay còn gọi là thanh không). Thanh này không được biểu hiện bằng những thanh khác và cũng không được gọi là thanh điệu của tiếng Trung. Thanh này đọc vừa nhẹ vừa ngắn. Ví dụ:
( 1 ) 桌子 – /zhuōzi/
( 2 )哥哥 – /gēge/
( 3 ) 爸爸 – /bàba/
– Quy tắc đọc thanh nhẹ của một số từ:
Loại từ | Ví dụ cách đọc |
Trợ từ | 着 (zhe)、了 (le)、过 (guo)、的 (de)、得 (de) |
Hậu tố của danh từ | 子(zi)、头 (tou),… |
Hậu tố của đại từ | 们 (men) |
Phương vị từ | 上 (shang)、下 (Xia)、边 (bian),… |
Ngữ tố thứ 2 trong từ láy âm | 妈妈 (māma), 爸爸 (bàba)、妹妹 (mèimei),… |
Hình thức lặp lại của động từ (trùng điệp) | 想想 (xiǎngxiang)、试试 (shìshi),.. |
Bổ ngữ xu hướng | 去 (qu)、起来 (qilai)、下去 (xiaqu),… |
Một số từ thường phát âm nhẹ | 漂亮 (piàoliang)、东西(dōngxi)、葡萄 (pútao),… |
– Tác dụng của biến đổi thanh nhẹ:
+ Về mặt ý nghĩa: 东西 nếu đọc thanh nhẹ là /dōngxi/ thì có nghĩa là đồ vật, nhưng nếu đọc là /dōngxī/ thì có nghĩa là phía đông và phía tây.
+ Về mặt từ tính: 大意 khi làm danh từ đọc là /dàyì/ có nghĩa là đại ý, khi làm tính từ đọc là /dàyi/ có nghĩa là không chú ý, lơ là.
2. Biến đổi thanh điệu của thanh 3
– Nếu 2 âm tiết mang thanh 3 đứng cạnh nhau, thì âm tiết thứ nhất sẽ được biến đổi thành thanh 2.
Ví dụ: 你好 (Nǐ hǎo) đọc thành “ní hǎo”
– Nếu 3 âm tiết mang thanh 3 đứng cạnh nhau, thì âm tiết giữa hoặc hai âm tiết đầu sẽ biến thành thanh 2.
Ví dụ: 好想你。(Hǎo xiǎng nǐ = Hǎo xiáng nǐ)
– Nếu 4 thanh 3 đứng cạnh nhau thì âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ 3 sẽ biến thành thanh 2.
Ví dụ: 我也很好。(Wǒ yě hěn hǎo = Wó yě hén hǎo)
3. Biến đổi thanh điệu của 不
– Khi âm tiết đứng sau 不 là các thanh 1, 2, 3 thì 不 đọc thanh 4 như bình thường.
– Khi âm tiết đứng sau 不 là thanh 4 thì 不 đọc thành thanh 2
Ví dụ:
- 不要/búyào/
- 不变/búbiàn/
4. Biến đổi thanh điệu của 一
– Khi đứng trước các âm tiết mang thanh 1, 2, 3 thì 一 chuyển thành thanh 4.
– Khi đứng trước các âm tiết mang thanh 4, 一 chuyển thành thanh 2.
Ví dụ:
- 一个/yígè/
– Khi được dùng riêng chỉ con số thì 一 không biến đổi thanh điệu.
IV. Cách đánh dấu thanh điệu trong tiếng Trung
– Dấu của thanh điệu được ghi trên nguyên âm. Vận mẫu có 2 nguyên âm hoặc nhiều hơn, dấu thanh điệu được ghi trên nguyên âm đòi hỏi phải mở miệng rộng hơn khi phát âm.
Chú ý:
– Trật tự của các nguyên âm khi ghi dấu thanh điệu là a, o, e, u, ü.
– Vận mẫu “iu” là hình thức giản lược của iou nên thanh điệu được ghi trên u.
– Thanh nhẹ không có dấu.
Vậy là Tiếng Trung Thảo An đã bật mí cho các bạn toàn bộ kiến thức về 4 thanh điệu trong tiếng Trung: cách đọc và biến điệu. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Trung. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này !