214 bộ thủ tiếng Trung và cách đọc, ý nghĩa, cách viết và cách học nhanh nhớ lâu

Bộ thủ trong tiếng Trung luôn là nỗi ám ảnh đối với người mới học tiếng Trung. Tuy nhiên, những bộ thủ này sẽ có tác dụng vô cùng hữu ích đối với người đang học chữ Hán đó. Hãy cùng Tiếng Trung Thảo An tìm hiểu về cách viết, cách đọc và ý nghĩa của 214 bộ thủ tiếng Trung nhé.

I. BỘ THỦ TRONG TIẾNG TRUNG LÀ GÌ?

 Bộ thủ (部首/bù shǒu/) dùng để chỉ các thành phần của chữ Hán và là một cách phân loại, sắp xếp thứ tự trong từ điển cũng như trong hệ thống chữ Hán.

     Bộ thủ có thể là một chữ Hán hoặc một nhóm các ký tự có liên quan thể hiện ý nghĩa hoặc cách phát âm của một chữ Hán. Mỗi chữ Hán đều có thể được phân loại thông qua bộ thủ của nó.

     Ví dụ, thủy (水/shuǐ/) là một từ phổ biến đại diện cho các từ liên quan đến nước. Hoặc mộc (木/mù/) là một từ liên quan đến cây cối.

II. TÁC DỤNG CỦA BỘ THỦ TRONG TIẾNG TRUNG

 Tác dụng chính của bộ thủ là giúp mọi người tìm và hiểu nghĩa các chữ Hán.

     Trong từ điển tiếng Trung, các chữ được sắp xếp theo thứ bộ thủ, giúp người dùng tìm kiếm dựa trên các bộ phận cấu thành của chúng.

     Những người học tiếng Trung cũng có thể dựa vào bộ thủ để tìm ra một số manh mối về ý nghĩa và cách phát âm của các chữ Hán để tra từ điển, giúp mọi người hiểu và ghi nhớ mặt chữ và ý nghĩa chữ Hán lâu hơn.

     Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ là các bộ thủ không phải lúc nào cũng tương quan chính xác với cách phát âm hoặc ý nghĩa của một từ. Đôi khi, các từ có cùng bộ thủ có thể có cách phát âm và ý nghĩa khác nhau. Việc phân loại các gốc chủ yếu dựa trên mặt chữ và mối tương quan theo một nghĩa nào đó.

     Bên cạnh đó, hiện nay tuy chúng ta học giản thể, có một vài bộ đã được giản lược để dễ học dễ nhớ nhưng khi tra từ điển chúng ta vẫn phải tra theo số nét của bộ phồn thể. Tuy nhiên không cần quá lo lắng bởi các bộ thủ trong tiếng Trung hầu hết sẽ giữ nguyên.

     Tóm lại, bộ thủ là thành phần và phương pháp phân loại chữ Hán, có vai trò quan trọng trong việc học, hiểu và tra cứu chữ Hán.

III. VỊ TRÍ CỦA BỘ THỦ TRONG TIẾNG TRUNG

 Vị trí bộ thủ trong tiếng Trung là không cố định, có thể nằm bên trên, bên dưới, bên trong, bên trái, bên phải, đan xen…

     Ví dụ: chữ 好 thì bộ 女 nằm bên trái, bộ 子 nằm bên phải.

 Chữ 想 có bộ 心 bao bên dưới, bên trên là chữ 相 lại có bộ  木nằm ở trái, bộ 目 nằm ở phải.

IV. 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN

1. Bộ 1 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
1NhấtSố một
2CổnGǔnNét sổ
3ChủZhǔĐiểm, chấm
4丿PhiệtPiěNét sổ xiên qua trái
5ẤtVị trí thứ hai trong thiên can
6QuyếtJuéNét sổ có móc

2. Bộ 2 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
7NhịÈrSố hai
8ĐầuTóuKhông có ý nghĩa
9人 (亻)NhânRénNgười
10NhiÉrTrẻ con
11NhậpVào
12BátSố tám
13QuynhJiǒngVùng biên giới xa; hoang địa
14MịchTrùm khăn lên
15BăngBīngNước đá
16KỷGhế dựa
17KhảmKǎnHá miệng
18刀 (刂)ĐaoDāoCon dao, cây đao (vũ khí)
19LựcSức mạnh
20BaoBao bọc
21ChuỷCái thìa (cái muỗng)
22PhươngFāngTủ đựng
23HệChe đậy, giấu giếm
24ThậpShíSố mười
25BốcXem bói
26TiếtJiéĐốt tre
27HánHànSườn núi, vách đá
28Khư, tưRiêng tư
29HựuYòuLại, một lần nữa

3. Bộ 3 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
30KhẩuKǒuMiệng
31ViWéiVây quanh
32ThổĐất
33ShìKẻ sĩ
34TuySūiĐi chậm
35TruyZhǐĐến sau
36TịchĐêm tối
37ĐạiTo lớn
38NữNữ giới, con gái, đàn bà
39TửCon; tiếng tôn xưng: “Thầy”, “Ngài”
40MiênMiánMái nhà mái che
41ThốnCùnđơn vị “Tấc” (đo chiều dài)
42TiểuXiǎoNhỏ bé
43UôngWāngYếu đuối
44ThiShīXác chết, thây ma
45TriệtChèMầm non
46SơnShānNúi non
47川、巛XuyênChuānSông ngòi
48CôngGōngNgười thợ, công việc
49KỷBản thân mình
50CânJīnCái khăn
51CanGānThiên can, can dự
52YêuYāoNhỏ nhắn
53广NghiễmGuǎngMái nhà
54DẫnYǐnBước dài
55CủngGǒngChắp tay
56DặcBắn, chiếm lấy
57CungGōngCái cung (để bắn tên)
58KệĐầu con nhím
59SamShānLông tóc dài
60XíchChìBước chân trái

4. Bộ 4 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
61心 (忄)TâmXīnQuả tim, tâm trí, tấm lòng
62QuaCây qua (một thứ binh khí dài)
63HộCửa một cánh
64手 (扌)ThủShǒuTay
65ChiZhīCành nhánh
66攴 (攵)PhộcĐánh khẽ
67VănWénNét vằn
68ĐẩuDōuCái đấu để đong
69CânJīnCái búa, rìu
70PhươngFāngVuông
71无(旡)Không
72NhậtNgày, mặt trời
73ViếtYuēNói rằng
74NguyệtYuèTháng, mặt trăng
75MộcGỗ, cây cối
76KhiếmQiànKhiếm khuyết, thiếu vắng
77ChỉZhǐDừng lại
78ĐãiDǎiXấu xa, tệ hại
79ThùShūBinh khí dài
80Chớ, đừng
81TỷSo sánh
82MaoMáoLông
83ThịShìHọ
84KhíHơi nước
85水(氵、氺)ThủyShǔiNước
86火 (灬)HỏaHuǒLửa
87TrảoZhǎoMóng vuốt cầm thú
88PhụCha
89HàoYáoHào âm, hào dương (Kinh Dịch)
90爿(丬)TườngQiángMảnh gỗ, cái giường
91PhiếnPiànMảnh, tấm, miếng
92NhaRăng
93牛(牜)NgưuNíuTrâu
94犬 (犭)KhuyểnQuǎnCon chó

5. Bộ 5 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
95HuyềnXuánMàu đen huyền, huyền bí
96NgọcĐá quý, ngọc
97QuaGuāQuả dưa
98NgõaNgói
99CamGānNgọt
100SinhShēngSinh sôi,nảy nở
101DụngYòngDùng
102ĐiềnTiánRuộng
103疋( 匹)ThấtĐơn vị đo chiều dài, tấm (vải)
104NạchBệnh tật
105BátGạt ngược lại, trở lại
106BạchBáiMàu trắng
107Da
108MãnhMǐnBát dĩa
109目(罒)MụcMắt
110MâuMáoCây giáo để đâm
111ThỉShǐCây tên, mũi tên
112ThạchShíĐá
113示 (礻)Thị, kỳShìChỉ thị; thần đất
114NhựuRóuVết chân, lốt chân
115HòaLúa
116HuyệtXuéHang lỗ
117LậpĐứng, thành lập

6. Bộ 6 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
118TrúcZhúTre trúc
119MễGạo
120糸 (糹, 纟)MịchSợi tơ nhỏ
121PhẫuFǒuĐồ sành
122网(, 罓)VõngWǎngCái lưới
123DươngYángCon dê
124羽 (羽)Lông vũ
125LãoLǎoGià
126NhiÉrMà, và
127LỗiLěiCái cày
128NhĩĚrLỗ tai
129DuậtCây bút
130NhụcRòuThịt
131ThầnChénBầy tôi
132TựTự bản thân, kể từ
133ChíZhìĐến
134CữuJiùCái cối giã gạo
135ThiệtShéCái lưỡi
136SuyễnChuǎnSai lầm
137ChuZhōuCái thuyền
138CấnGènQuẻ Cấn (Kinh Dịch), dừng, bền cứng
139SắcMàu, dáng vẻ, nữ sắc
140艸 (艹)ThảoCǎoCỏ
141HổVằn vện của con hổ
142TrùngChóngSâu bọ
143HuyếtXuèMáu
144HànhXíngĐi, thi hành, làm được
145衣(衤)YÁo quần, trang phục
146ÁChe đậy, úp lên

7. Bộ 7 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
147見(见)KiếnJiànTrông thấy
148GiácJuéGóc, sừng thú
149NgônYánNgôn ngữ, lời nói
150CốcKhe nước chảy giữa hai núi, thung lũng
151ĐậuDòuHạt đậu, cây đậu
152ThỉShǐCon heo, con lợn
153TrãiZhìLoài sâu không chân
154貝 (贝)BốiBèiVật báu
155XíchChìMàu đỏ
156走(赱)TẩuZǒuĐi, chạy
157TúcChân, đầy đủ
158ThânShēnThân thể, thân mình
159車 (车)XaChēChiếc xe
160TânXīnCay
161ThầnChénNhật, nguyệt, tinh; thìn (12 chi)
162辵(辶)SướcChuòBước đi
163邑(阝)ẤpVùng đất, đất phong cho quan
164DậuYǒuMột trong 12 địa chi
165BiệnBiànPhân biệt
166Dặm; làng xóm

8. Bộ 8 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
167KimJīnKim loại nói chung, vàng
168長 (镸 , 长)TrườngChángDài, lớn (trưởng)
169門 (门)MônMénCửa hai cánh
170阜 (阝- )PhụĐống đất, gò đất
171ĐãiDàiKịp, kịp đến
172Truy, chuyZhuīChim non
173Mưa
174青 (靑)ThanhQīngMàu xanh
175PhiFēiKhông

9. Bộ 9 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
176面 (靣)DiệnMiànMặt, bề mặt
177CáchDa thú, thay đổi
178韋 (韦)ViWéiDa đã thuộc rồi
179Phỉ, cửuJiǔRau hẹ
180ÂmYīnÂm thanh, tiếng
181頁(页)HiệtĐầu; trang giấy
182風(凬, 风)PhongFēngGió
183飛 (飞 )PhiFēiBay
184食 (飠, 饣 )ThựcShíĂn
185ThủShǒuĐầu
186HươngXiāngMùi thơm
187馬 (马)Con ngựa
188CốtXương
189CaoGāoCao
190Bưu, tiêuBiāoTóc dài
191鬥 (斗)ĐấuDòuĐánh nhau
192SưởngChàngỦ rượu nếp
193CáchNồi, chõ
194QuỷGǔiCon quỷ

10. Bộ 11 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
195魚 (鱼)NgưCon cá
196鳥(鸟)ĐiểuNiǎoCon chim
197LỗĐất mặn
198鹿LộcCon hươu
199麥 (麦)MạchLúa mạch
200MaCây gai

11. Bộ 12 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
201HoàngHuángMàu vàng
202ThửShǔLúa nếp
203HắcHēiMàu đen
204ChỉZhǐMay áo, khâu vá

12. Bộ 13 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
205MãnhmǐnLoài bò sát
206ĐỉnhdǐngCái đỉnh
207CổCái trống
208ThửshǔCon chuột

13. Bộ 14 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
209TỵCái mũi
210(斉 , 齐)TềBằng nhau

14. Bộ 15 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
211齒(齿, 歯 )XỉChǐRăng

15. Bộ 16 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
212龍(龙 )LongLóngCon rồng
213龜 (亀, 龟 )QuyGuīCon rùa

16. Bộ 17 nét

STTBộ thủTên bộPhiên âmÝ nghĩa
214DượcYuèSáo ba lỗ

V. CÁCH HỌC DỄ DÀNG, NHỚ NHANH, NHỚ LÂU 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN

Việc nhớ 214 bộ thủ trong những ngày đầu mới học gần như là “cực hình” đối với dân học tiếng Trung, nhưng chúng ta có thể khiến điều ấy trở nên dễ dàng hơn thông qua cách học hình ảnh, liên tưởng.

Đồng thời, bạn cần biết vận dụng và đưa bộ thủ vào ngữ cảnh hoặc một từ cụ thể.

     Ví dụ: Khi phân tách từ 好 ta được hai bộ tử 子 và nữ 女. Ngụ ý rằng nếu một người phụ nữ có cả con trai và con gái thì là điều tốt, điều may (hoặc có thể hiểu theo nghĩa rằng ngày xưa trọng nam khinh nữ nên mẹ mà có con trai thì là điều tốt).

     Hoặc khi phân tách từ 家 ta được hai bộ thủ là bộ Miên 宀  và bộ Thỉ . Bởi ngày xưa hầu như đều là nhà nông nghiệp, chăn nuôi nên các gia đình thường nuôi heo trong nhà.

     Nếu học riêng từng bộ thủ thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian bởi có đến 214 bộ thủ tiếng Trung, và việc học riêng lẻ như vậy cũng rất dễ dàng khiến bạn quên rất nhanh. Bạn hãy học bộ thủ theo từ bằng cách phân tách chữ Hán, tìm mối liên hệ giữa các bộ thủ có trong chữ đó. Cách học này vừa giúp bạn hiểu được tường tận nghĩa của từ mà còn có thể nhớ từ một cách dễ dàng và nhớ lâu hơn.

     Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích hơn cho các bạn trong việc học bộ thủ cũng như học tiếng Trung. Và nếu bạn muốn học tiếng Trung cơ bản từ đầu hay muốn học với mục tiêu gì (giao tiếp, thi HSK,…), hãy liên hệ và tham gia khóa học của Tiếng Trung Thảo An để được học tiếng Trung bài bản và chuyên sâu với các thầy cô có chuyên môn cao, siêu nhiệt tình, tận tâm.